Thong tin về ngành tâm lý học
Có thể nói ngành Tâm lý học đang là xu hướng chọn ngành của giới trẻ hiện nay và cũng là sự lựa chọn phù hợp cho những ai đam mê tìm hiểu và lý giải về hành vi, cảm xúc và tư duy của con người. Vì vậy, hãy cùng thanhtay.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa ngành Tâm lý học là gì?
Ngành Tâm lý học là ngành học chuyên nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người như lối suy nghĩ, hành vi, tư tưởng và cảm xúc. Hay nói cách khác, bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh lên tâm lý con người khi học ngành này. Ngành Tâm lý sẽ có những môn học phổ biến như:
- Tâm lý học lâm sàng (Clinial Psychology)
- Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology)
- Tâm lý học xã hội (Social Psychology)
- Tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology)
- Tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology),…
Nói chung, khi học ngành tâm lí học bạn sẽ được làm quen với những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến chuyên môn, đồng thời sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết để tự tin áp dụng kiến thức tâm lý trong nhiều ngành nghề khác nhau trên thị trường lao động. Ngoài ra, bạn phải học được sự kiên nhẫn, cách ứng xử khéo léo và sự nhạy bén trước những tình huống bất ngờ. Nhờ đó mà sinh viên ngành Tâm lý học thường có những tư duy phản biện, kỹ năng nghiên cứu, khả năng đo lường và phân tích dữ liệu, năng lực giải quyết vấn đề và quan trọng hơn hết là kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một điều rằng nội dung của những khóa học về ngành Tâm lý sẽ có sự khác biệt dựa trên lĩnh vực chuyên sâu mà bạn lựa chọn. Cụ thể, Cử nhân Văn khoa chuyên ngành Tâm lý (Bachelor of Arts in Psychology) hoặc Cử nhân Khoa học chuyên ngành Tâm lý (Bachelor of Science in Psychology) là hai khóa học bậc cử nhân phổ biến về ngành Tâm lý:
- Nếu như bạn yêu thích việc học chuyên sâu trong các môn khoa học có liên quan đến Tâm lý như Hóa Học và Sinh Học, hoặc rèn luyện các kỹ năng về phân tích, vận dụng kỹ thuật trong ngành Tâm lý thì Cử nhân Khoa học chuyên ngành Tâm lý có thể là sự lựa chọn tốt dành cho bạn.
- Nếu bạn dành đam mê cho những môn Xã Hội Học, Nhân Học hoặc Văn chương trong Tâm lý Học, bạn có thể cân nhắc chọn học khóa học Cử nhân Văn khoa chuyên ngành Tâm lý.
Tố chất nào phù hợp với ngành Tâm lý học?
Trên thực tế, các chuyên gia Tâm lý thường sở hữu một số tố chất quan trọng sau đây để theo đuổi và chinh phục ngành Tâm lý chứ không chỉ có đam mê
Khả năng lắng nghe và thấu cảm
Bạn nên biết cách đặt mình vào vị trí của người xung quanh để có những góc nhìn khách quan về sự việc, từ đó biết lắng nghe và cảm thông trước câu chuyện của người đối diện dù cho bạn là một nhà Tâm lý hay đảm nhiệm một vị trí công việc yêu cầu sử dụng các kiến thức Tâm lý.
Những tính cách không nên có của một chuyên gia trong ngành Tâm lý như phiến diện, bảo thủ hoặc thiếu khả năng thấu cảm. Chính vì vậy mà những người làm việc áp dụng chuyên môn trong ngành Tâm lý thường sẽ có trí thông minh cảm xúc cao.
Khả năng giao tiếp hiệu quả
Kiểm soát và thay đổi hành vi, giúp con người có đời sống tinh thần tốt hơn chính là một trong những mục tiêu cơ bản của ngành Tâm lý. Vì vậy, sự khéo léo trong giao tiếp là chìa khóa để mở ra những buổi tư vấn tâm lý hiệu quả, cho ra được những giải pháp tối ưu.
Một người làm việc trong ngành Tâm lý cần học cách giao tiếp thông minh, đồng thời có cả khả năng diễn đạt thông suốt, với những lý lẽ thuyết phục người nghe.
Sự kiên trì và khả năng chịu đựng áp lực
Sự kiên trì và khả năng chịu được áp lực công việc cao chính là hai tố chất không thể thiếu đối với những bạn muốn theo học và làm việc trong lĩnh vực Trị liệu Tâm lý. Nhiệm vụ chính của một nhà Tâm lý Học chính là giúp đỡ người đối diện tìm ra phương hướng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của họ và đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cả chất xám. Vì vậy, bước đệm cần thiết giúp bạn thành công trên con đường học và làm trong ngành Tâm lý là trang bị cho bản thân lòng kiên trì, quyết tâm và khả năng không ngại đối diện với áp lực.
Thêm vào đó, một chuyên gia Tâm lý còn phải có khả năng quan sát và phân tích dữ liệu để đánh giá tình huống chính xác, kết hợp cùng khả năng giải quyết vấn đề để tìm ra những giải pháp Tâm lý cần thiết.
Học ngành Tâm lý học ở đâu tốt nhất
Nếu như bạn mong muốn học tập tại Việt Nam thì lựa chọn tốt nhất dành cho bạn đó là chọn các trường đại học uy tín như:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội và TP.HCM)
- Đại học Sư phạm (Hà Nội và TP.HCM)
- Đại học Công nghệ (HUTECH).
Ngoài ra, nhiều trường đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng có các chương trình đào tạo ngành Tâm lý vô cùng chất lượng. Dưới đây là một số trường bạn có thể tham khảo nếu đang có ý định du học:
- Các khóa đào tạo ngành Tâm lý học ở Mỹ
- Các khóa đào tạo ngành Tâm lý học ở Úc
- Các khóa đào tạo ngành Tâm lý học ở Canada
- Các khóa đào tạo ngành Tâm lý học ở Anh
Học ngành Tâm lý học ra trường làm gì?
Tới thời điểm này vẫn có nhiều người lầm tưởng rằng cơ hội khi tốt nghiệp ngành Tâm lý chỉ có thể là những công việc như tham vấn Tâm lý hoặc trị liệu Tâm lý. Tuy nhiên, nếu các bạn có trong tay tấm bằng Tâm lý thì sẽ có nhiều hơn một vị trí việc làm tiềm năng, bất kể lựa chọn chuyên ngành của bạn với các vị trí nổi bật dưới đây
Tham vấn Tâm lý trong trường học
Hiện nay, không chỉ một số trường học trên thế giới mà ngay cả Việt Nam đã đầu tư xây dựng phòng tham vấn Tâm lý học đường – nơi có các chuyên gia sẽ giúp đỡ các bạn học sinh, sinh viên có sự chuẩn bị về tinh thần tốt nhất trong mỗi năm học mới, đồng thời giúp người học giải quyết những khó khăn, trở ngại về mặt Tâm lý tuổi học đường.
Điều trị Tâm lý
Đây có vẻ là vị trí nhiều người theo đuổi bởi việc chăm sóc sức khỏe tinh thần đang ngày càng được đề cao không kém so với việc chăm sóc sức khỏe thể chất.
Các sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học có thể làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, điều trị Tâm lý để giúp người mắc các chứng bệnh về Tâm lý có đời sống tinh thần tốt hơn, hỗ trợ việc phân tích các vấn đề, mâu thuẫn Tâm lý của người bệnh, đồng thời giúp người bệnh áp dụng những phương pháp trị liệu phù hợp để giải quyết những khó khăn về mặt Tâm lý.
Tư vấn tuyển dụng / Bộ phận nhân sự
Chắc chắn bạn sẽ được trang bị các hiểu biết về tư duy, cảm xúc, thái độ, cách suy nghĩ của con người khi học ngành tâm lí hoc. Vì vậy, bạn có thể làm việc trong các bộ phận nhân sự, các vị trí tư vấn tuyển dụng của những công ty, tập đoàn, doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành nay.
Công việc chủ yếu của vị trí này là đánh giá năng lực, phẩm chất của các ứng cử viên và chọn lựa các ứng cử viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Ngoài ra, bạn có thể sẽ được giao nhiệm vụ đánh giá tâm lý nhân sự trong công ty hay giải quyết các xung đột có thể nảy sinh trong môi trường công sở.
Giảng dạy, nghiên cứu
Đây là công việc phù hợp với những bạn đam mê đến học thuật như giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề thuộc ngành Tâm lý tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu – nơi bạn có thể trực tiếp đóng góp chất xám cho ngành Tâm lý. Điều đặc biệt ở đây đó chính là nếu bạn lựa chọn trở thành giảng viên ngành Tâm lý thì các kiến thức trong ngành sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc truyền đạt và áp dụng những phương pháp dạy phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn trở thành nhà Tâm lý pháp y, nhà Tâm lý giáo dục hoặc theo đuổi các ngành nghề liên quan đến Tâm lý trong thể thao, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng… khi theo đuổi ngành tâm lý học.
Việc lựa chọn ngành tâm lý học sẽ là cơ hội tốt dành cho những bạn tố chất, khả năng lắng nghe và có sự thấu cảm với người khác. Thanhtay.edu.vn hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn định hướng rõ con đường mình chọn. Chúc bạn thành công nhé!
source https://thanhtay.edu.vn/nganh-tam-ly-hoc/
Nhận xét
Đăng nhận xét